Bệnh lao phổi có dễ lây hay không ?
Lao phổi là một trong những căn bệnh cực kì nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Chính vì thế, rất nhiều người lo ngại rằng không biết bệnh lao phổi có lây không? Và nếu có thì nên áp dụng biện pháp gì để phòng tránh lây bệnh? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Bị bệnh lao phổi có lây không? Bác sỹ tư vấn
Bệnh lao phổi có lây không?
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia của https://benhhohap.vn/, vi trùng lao sẽ lan nhanh trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ… Khi cơ địa của bạn quá yếu, chỉ cần hít phải một lượng rất nhỏ cũng đã nhiễm lao. Chính vì thế, một bệnh nhân lao phổi có thể lây lan sang cho khoảng 10-15 người mỗi năm.
2. Làm sao để phòng tránh lây nhiễm bệnh lao phổi?
Vi khuẩn lao tồn tại rất lâu trong không khí, do đó, những biện pháp phòng tránh lây nhiễm sau đây được chia thành 3 loại sau mà bạn cần tuân thủ chặt chẽ:
→ Biện pháp hành chính:
– Tại các khu điều trị, nơi có mật độ người bệnh đến thăm khám bệnh lao cao… cần có những quy định và giải pháp phòng chống triệt để đạt chuẩn an toàn.
– Người bị nghi lao và bệnh nhân bị lao cần được chuyển sớm đến khu vực cách ly, hoặc chuyên khoa lao.
– Luôn ưu tiên khám và chuyển người bị lao đi sớm tránh khỏi môi trường đang có nhiều người không bị nhiễm vi trùng lao xung quanh.
Hướng dẫn bẹnh nhân nhiễm lao cách ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng
– Bắt buộc phải có phòng cách ly giữa người bệnh cấp cứu và người bệnh nặng có mắc lao mà chưa có điều kiện để chuyển đến khu vực chống lao.
– Hướng dẫn cụ thể bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống lây nhiễm như không khạc nhổ bừa bãi…
– Tiến hành thăm khám định kỳ cho nhân viên y tế nhằm phát hiện ra nguồn nhiễm lao sớm nhất.
→ Biện pháp xử lý môi trường
Bị bệnh lao phổi có dễ lây không phụ thuộc rất nhiều vào cách vệ sinh môi trường của người bệnh:
– Khu vực sinh sống cần được thông gió cho những nơi có mật độ người tập trung cao.
– Luôn lau dọn, tẩy trùng phòng khám và phòng bệnh nhân lưu lại hàng ngày.
– Bố trí khu vực lấy bệnh phẩm đàm tránh xa chỗ đông người, không được để bệnh nhân đi qua nơi đông người để lấy bệnh phẩm.
Luôn đeo khẩu trang khi thăm khám và tiếp xúc với bệnh nhân
→ Biện pháp cá nhân:
– Khi tiến hành điều trị lao phổi tại nhà, luôn luôn phải đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng sau khám bệnh.
– Bệnh nhân bị nhiễm lao cũng cần phải đeo khẩu trang khi đi ngang qua chỗ đông người.
– Người bị nghi lao cần được khám và xét nghiệm để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm ngay từ đầu
Cần rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng sau khám hoặc tiếp xúc bệnh nhân lao
– Tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
– Thường xuyên giặt giũ, phơi nắng các vật phẩm trong phòng bệnh như chiếu, chăn, màn…
– Bệnh nhân lao phổi AFB dương tính nên tránh xa trẻ dưới 5 tuổi, ho khạc đờm đúng chỗ, luôn ở nơi thoáng khí.
Bệnh lao phổi có lây không còn tùy thuộc vào cách kiểm soát bệnh của bạn. Vì vậy hãy nắm chắc những kiến thức trên để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng bệnh lao phổi là gì ?
Nhận xét
Đăng nhận xét